Vi sinh nở hoa (Bacteria bloom) là hiện tượng xảy ra khi số lượng vi khuẩn dị dưỡng trong nước bùng nổ do lượng chất hữu cơ bị dư thừa quá mức, gây ra sự gia tăng đột biến mật độ trong môi trường nước. Hiện tượng này thường xuất hiện trong nhiều hồ cá cảnh thủy sinh dẫn đến hiện tượng nước màu trắng đục lờ mờ nhưng không thấy hạt mịn lơ lửng và độ trong của nước bị giảm đi.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng vi sinh nở hoa có thể kể đến như:
- Bể cá mới được lập và chưa có hệ vi sinh ổn định.
- Bể cá có quá nhiều thức ăn thừa, chất thải của cá và các sinh vật sống khác.
- Bể cá bị ô nhiễm bởi các chất độc hại như thuốc trừ sâu, hóa chất,...
- Bể cá bị thiếu oxy.
Hiện tượng vi sinh nở hoa có thể gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực cho bể cá, bao gồm:
- Nước trong bể cá bị đục, làm giảm khả năng nhìn thấy của cá và các sinh vật sống khác.
- Nước trong bể cá có thể có mùi hôi.
- Vi khuẩn có thể sản sinh ra các chất độc hại, gây hại cho cá và các sinh vật sống khác.
Để khắc phục hiện tượng vi sinh nở hoa, cần thực hiện các biện pháp sau:
- Cho cá ăn đúng lượng thức ăn cần thiết, tránh thừa thức ăn.
- Trồng thêm cây thủy sinh để giúp hấp thụ chất thải của cá và các sinh vật sống khác.
- Thay nước thường xuyên, khoảng 1/3 lượng nước trong bể cá mỗi tuần.
- Sử dụng bộ lọc nước để giúp loại bỏ chất thải và vi khuẩn trong nước.
- Kiểm tra chất lượng nước trong bể cá thường xuyên, đảm bảo nước có đủ oxy và không bị ô nhiễm.
Trong trường hợp hiện tượng vi sinh nở hoa xảy ra nghiêm trọng, có thể sử dụng các sản phẩm vi sinh chuyên dụng để giúp loại bỏ vi khuẩn trong nước.
Tại sao xảy ra hiện tượng Vi Sinh nở hoa?
Nguyên nhân chính: Cho ăn quá nhiều , cá chết hoặc xác thực vật chết sẽ gây ra sự gia tăng sinh sản của các sinh vật dị dưỡng để phân hủy chất thải hữu cơ, chúng sinh sản quá nhanh để có thể bám vào bề mặt và điều này gây ra sự nở rộ của vi khuẩn. .
Khi sản xuất amoniac tăng lên do sự khoáng hóa tăng lên, các chất nitrat hóa chậm bắt kịp và tăng đột biến amoniac xảy ra cho đến khi sinh vật tự dưỡng sinh sản đủ để chăm sóc nó. Trái với suy nghĩ của nhiều người, sự nở hoa của vi khuẩn gây ra lượng amoniac tăng đột biến, chứ không phải ngược lại.
Hiện tượng Vi Sinh nở hoa thường xuyên xuất hiện trong chu trình Nitrogen (Chu trình Nitơ) của bể cá. Cân bằng vi sinh vẫn chưa được thiết lập vì bể cá vẫn còn khá non và môi trường bên trong bể dễ bị ảnh hưởng.
Như chúng ta đã biết, chu trình Nitrogen trong nước sẽ như sau:
Chất thải -> NH3 -> NO2 -> NO3 ->… và mỗi 1 quá trình biến đổi đều có sự tham gia của vi khuẩn.
- Chất thải -> NH3: Có nhiều nguồn sinh ra NH3 trong môi trường nước. Tuy nhiên, trong mục này chỉ đề cập vấn đề vi sinh. Nên nhắc đến các dòng vi khuẩn dị dưỡng ( Heterotrophic Bacteria). Vi khuẩn dị dưỡng này (điển hình là chi Bacillus) chủ yếu “ăn” chất thải và thải ra NH3, có thể sống ở hiếu khí lẫn kỵ khí, size lớn hơn các vi khuẩn tự dưỡng, có khả năng nhân đôi (sinh sản) trong vòng từ 15 -60 phút.
- NH3 -> NO2: Phổ biến là vi khuẩn tự dưỡng Nitrosomonas, hiếu khí – cần oxy để tồn tại, khả năng nhân đôi chậm trong vòng 15-24 giờ. Và không thể tồn tại ở dạng khô (bột).
- NO2 -> NO3: Phổ biến là vi khuẩn tự dưỡng Nitrobacter , hiếu khí – cần oxy để tồn tại, khả năng nhân đôi chậm trong vòng 15-24 giờ. Và không thể tồn tại ở dạng khô (bột).
Khi đưa bể mới vào sử dụng, tức cho cá vào + thức ăn cho cá ==> Lượng chất hữu cơ tăng đột biến –> vi khuẩn dị dưỡng bùng nổ. Do size lớn và tốc độ sinh sản cao hơn các loại vi khuẩn khác cho nên nó “hiện thân, gây màu trắng đục, trắng sửa”.
Còn các vi khuẩn có ích trong vòng Nitrogen có sức nhân đôi yếu hơn, nên không thể mở rộng quân số. Chỉ còn cách từ từ phát triển trong môi trường phù hợp đến khi chu trình Nitrogen hoàn tất.
* Cách xử lý:
– Tăng cường oxy cho bể. Vì khi bùng nổ vi sinh, lượng oxy sẽ bị tiêu thụ rất nhiều. Chúng ta cần duy trì mức oxy đày đủ để vi khuẩn có lợi có cơ hội sử dụng.
– Không nên nuôi mật độ quá cao lúc bể mới.
– Giảm thức ăn cho cá, cũng là cách hạn chế thức ăn cho vi khuẩn.
– Nếu sốt ruột thì có thể thay 25% nước mỗi ngày, liên tục 3-4 ngày.